Xã luận số 08
Con số này được công bố trong bối cảnh một loạt bê bối, lộn xộn xảy ra giữa kỳ thi, thành ra ai cũng biết đây là kết quả do gian lận. Kỳ thi đại học (đầu tháng 7) chưa hết hai ngày, cơ quan chức năng đã kỷ luật trên 250 thí sinh và 20 giám thị vì vi phạm trường quy. Trước đó ít hôm, công an đã thu giữ gần 400kg tài liệu tại ký túc xá Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đến hạ tuần tháng 7, cơ quan điều tra lại bắt tạm giam ông Mạc Kim Tôn, đại biểu Quốc hội CSVN, Giám đốc sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Thái Bình, vì bị tố cáo "lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trong vụ án lừa đảo hơn 4,2 tỷ đồng qua một dự án lắp đặt máy tính "ma" cho 20 trường học. Cũng hạ tuần tháng 7, dư luận thành phố Cần Thơ rất bất bình về việc "Viện Nghiên cứu Phát triển và Đào tạo nhân lực Đông Nam Á" từ Sài Gòn xuống, chỉ trong một tuần đã cấp 851 bằng B Anh văn cho cán bộ, thanh niên, sinh viên... Những tấm bằng này hoàn toàn thật, do Bộ GĐ-ĐT phát ra, chỉ có việc học là giả (VNN tháng 6-7). Báo Tuổi trẻ Cuối tuần 23-7-2006 cho biết việc độc quyền in sách giáo khoa của nhà xuất bản Giáo dục đã làm cho học sinh cả Nước mỗi năm thiệt hại khoảng 170 tỉ đồng (do bán giá quá cao!). Cuối cùng, tân Bộ trưởng giáo dục, theo báo chí, là người chưa biết nghề giáo dục, cũng chưa từng quan tâm phát biểu một ý kiến gì về cải cách giáo dục... Đó là điểm sơ qua những "thành tích" mới nhất của nền giáo dục XHCN "ưu việt" tại Việt Nam. Từ lâu, biết bao người đã ta thán về sự bế tắc, tụt hậu, đầy tệ trạng của nền giáo dục nước nhà. Nhiều ý kiến đã đề nghị tăng ngân sách giáo dục, đào tạo kỹ lưỡng giáo viên, trang bị tốt cho các trường học, trả lương cho thầy cô đủ sống, soạn sách giáo khoa thật đàng hoàng, chấm dứt nạn học thêm dạy thêm, kiểm soát chặt chẽ việc thi cử và cấp văn bằng, trao quyền tự trị nhiều hơn cho các đại học, mời gọi quốc tế vào VN mở trường và học hỏi kinh nghiệm của các Nước có nền giáo dục hiệu quả... Nhà cầm quyền CSVN trong những năm qua cũng có thực hiện chút ít những điều này. Nhưng rồi vẫn cứ xảy ra nạn tham nhũng, bệnh thành tích, thói gian dối, kết quả tồi tệ về mặt đức dục lẫn trí dục trong nền giáo dục, kéo theo sự đồng loạt đi xuống triền miên của mọi lãnh vực khác. Đâu là nguyên nhân chủ yếu? Hiển nhiên, nguyên nhân chủ yếu không thể chối cãi là Việt Nam – dưới chế độ cộng sản - thiếu một triết lý giáo dục chân chính, hay nói cách khác, thiếu một mục tiêu giáo dục đúng đắn, nhân bản. Đang khi mọi nền giáo dục đích thực của nhân loại xưa nay đều nhắm đào tạo ra những con người trước hết biết sống có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (nói theo kiểu đông phương), rồi biết dùng cái sở học của mình (nhiều ít tùy thời) để phục vụ nhân quần xã hội (trung quân chỉ là thứ yếu : "dân vi quý, quân vi khinh"), thì nền giáo dục cộng sản lại hoàn toàn khác. Luật giáo dục năm 2005 của CSVN còn khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người VN… trung thành với lý tưởng chủ nghĩa xã hội” (điều 2); “Nền giáo dục VN là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa… lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” (điều 3.1). Điều đó có nghĩa CS không nhắm tạo nên những Công dân rồi đây sẽ biết đứng một mình, biết suy nghĩ độc lập, dám đưa ra ý kiến riêng, sẽ thực thi sứ mệnh riêng của mình, đạt tới cùng đích riêng của mình, nhưng là nặn ra những thần dân cho đảng, có sứ mệnh tối thượng là làm theo những gì đảng nói dù sai trái, hay không nói về những gì sai trái đảng làm, và mục đích tối hậu là giúp đảng muôn năm trường trị! Người ta còn nhớ nhà sinh vật học Demissovitch Lyssenko (1898-1976) từng được gọi là "chúa tể tuyệt đối của ngành di truyền học Liên Xô" vì ông đã khiến các nhà bác học Liên Xô đương thời ngoan ngoãn chấp nhận lý thuyết sai lầm của mình mà phế bỏ lý thuyết của Gregor Mendel (khiến Liên Xô thụt lùi 30 năm so với thế giới trong lãnh vực này), với lý do lý thuyết của ông được bộ chính trị chính thức chấp nhận (cho đến năm 1955). Do đó mà đảng CS độc quyền giáo dục, độc quyền sách giáo khoa. Chút ân huệ “giữ trẻ” thí cho các Tôn giáo, dù có thâm ý không thì cũng tạo nên hiệu quả chính trị nham hiểm: các nữ tu, ni cô càng tốt lành, đạo đức, khả ái bao nhiêu thì càng ghi sâu vào lòng trẻ nhỏ niềm "kính yêu bác Hồ" - tên đại gian ác siêu cao thủ - bấy nhiêu!!!. Do đó mà phải “hồng hơn chuyên”, hiểu biết và khả năng chuyên môn không quan trọng bằng kiến thức và lập trường chính trị. Trong 4 năm đại học thì đã có 2 năm học đại cương vô bổ với những môn liên quan đến triết học, kinh tế, chính trị Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội, lịch sử đảng… tất cả đến 300 tiết, hai năm còn lại học chuyên ngành rất sơ sài. Nói cách khác, tại VN, trước khi xây dựng nền giáo dục, đảng cầm quyền đã có sẵn ý thức hệ Mác-Lênin (nay thêm sản phẩm bịa "tư tưởng Hồ Chí Minh !). Thành thử đảng đã đề ra đường lối giáo dục theo ý thức hệ ấy. Đường lối giáo dục do đó nặng về chính trị, nhẹ về nhân sinh nhân bản. Đảng ấn định tiêu chuẩn chính trị trong việc chọn thày giáo và mục tiêu chính trị trong việc dạy học trò. Thày giáo là cán bộ, phải làm theo chỉ thị, được đánh giá theo lòng trung thành với đảng chứ không theo tài năng. Hiện nay mọi hiệu trưởng các cấp đều phải là đảng viên, để bảo đảm an ninh chính trị và tư tưởng. Đội thiếu nhi tiền phong, đoàn thanh niên cộng sản là những đoàn thể chính thức và duy nhất trong học đường. Mọi học sinh lớp 12 nay muốn thi lên đại học phải vào đoàn đã. Thành thử tuyển sinh theo lý lịch, theo giai cấp. Chương trình giáo dục và sách giáo khoa đồng nhất trên cả nước, không tư nhân nào được biên soạn. Đảng kiểm soát kỹ càng mọi sinh hoạt giáo dục qua trường sư phạm (của NN), qua trường đào tạo cán bộ giáo dục, qua bí thư đoàn, bí thư đảng vốn nắm “quyền sinh sát” trên sinh mệnh chính trị của giáo viên lẫn học sinh, qua hệ thống phòng giáo dục mà thậm chí tới tận huyện (Thời VNCH, mỗi tỉnh chỉ cần một ty tiểu học và mỗi miền chỉ cần một nha trung học, còn giáo khoa thì tự do biên soạn theo chương trình của bộ GD. Thế mà nền giáo dục vẫn tốt đẹp). Lối chính trị hóa đường hướng giáo dục và cộng sản hóa mục tiêu giáo dục như thế đã dẫn đến những hậu quả rất tai hại, đặc biệt ở bậc đại học : 1- Người tài năng bị loại bỏ, người ít tài được trọng dụng. 2- Người ít tài có mặc cảm trước người nhiều tài nên dèm pha, chụp mũ; mặt khác tuyệt đối trung thành làm theo chính sách, đường lối, không sáng kiến, tạo ra phe phái, bè đảng. 3- Loại bỏ sinh viên tài năng, kỳ thị trong tuyển sinh, tạo ra bất công mà cố tình không sửa, làm thui chột tinh hoa của xã hội mà chẳng hối tiếc. 4- Trình độ toàn Dân đồng loạt giảm sút. 5- Chụp mũ chính trị oan cho bất kỳ sáng kiến, đề nghị nào có khả năng phá khuôn sáo bảo thủ. 6- Chương trình mẫu xơ cứng; thầy không sáng kiến, lại sợ làm sai nên buộc học trò cũng làm y theo; trò học vẹt, học theo ý của thầy, không được có ý kiến; tất cả đều theo bài mẫu, văn mẫu. 7- Mắc chứng tự hào không nền tảng vì chỉ biết có cái nhìn của mình, trở thành cực đoan trong suy nghĩ vì không biết cái nhìn của người khác. 8- Khó lòng cải tiến cách thi cử; việc này ảnh hưởng đến cách dạy và cách học. Sử gia Gérard Tongas, người đã chọn ở lại miền Bắc sau 1954 để hợp tác với CS (7 năm), sau đó chán ngán bỏ về Pháp, đã khẳng định điều đó lâu rồi trong cuốn “North Viet Nam Today”: “Đối với Việt cộng, những danh từ văn hóa, giáo dục và dạy học chỉ có một nghĩa là nhồi sọ. Tại Bắc Việt, một người có văn hóa tương đối, hay có giáo dục, có chút học vấn là người đã bị liên tục nhồi nhét ý thức hệ Mác-Lênin, là kẻ không còn suy nghĩ cho riêng mình mà chỉ biết chấp nhận toàn bộ như sách thánh những khái niệm được nhồi nhét vào đầu một cách có hệ thống bằng một thứ tuyên truyền cẩn thận, khéo léo dần dần”. Do đó trong các lãnh vực khác của xã hội, như hành chánh, tòa án, y tế, quân sự, ngoại giao… tiêu chí quan trọng để được đề bạt vào các chức vụ không phải là tài năng, đạo đức, nhưng là trung thành với đảng, hay đúng hơn là trung thành với lãnh tụ đang có quyền lực nhất trong đảng. Việc bổ nhiệm nhân sự trong đại hội X vừa qua và trong tân nội các mới đây đã chứng tỏ điều đó. Y như S. Stasevski, đảng CS Ba Lan một thời, từng phát biểu: "Chính sách nhân sự của đảng là không một ai cần phải có khả năng cho bất cứ vị trí nào, chỉ cần phải trung thành" (K. Janos, Hệ thống XHCN, tr. 55). Và như thế chẳng lạ gì Đất nước mãi bế tắc, tụt hậu ! Muốn giải bài toán giáo dục (để rồi giải mọi bài toán khác của Đất nước), vấn đề cơ bản là phải giải thể chế độ cộng sản độc tài toàn trị đã! BAN BIÊN TẬP
Vì sao giáo dục cộng sản bế tắc
Con số này được công bố trong bối cảnh một loạt bê bối, lộn xộn xảy ra giữa kỳ thi, thành ra ai cũng biết đây là kết quả do gian lận. Kỳ thi đại học (đầu tháng 7) chưa hết hai ngày, cơ quan chức năng đã kỷ luật trên 250 thí sinh và 20 giám thị vì vi phạm trường quy. Trước đó ít hôm, công an đã thu giữ gần 400kg tài liệu tại ký túc xá Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đến hạ tuần tháng 7, cơ quan điều tra lại bắt tạm giam ông Mạc Kim Tôn, đại biểu Quốc hội CSVN, Giám đốc sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Thái Bình, vì bị tố cáo "lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trong vụ án lừa đảo hơn 4,2 tỷ đồng qua một dự án lắp đặt máy tính "ma" cho 20 trường học. Cũng hạ tuần tháng 7, dư luận thành phố Cần Thơ rất bất bình về việc "Viện Nghiên cứu Phát triển và Đào tạo nhân lực Đông Nam Á" từ Sài Gòn xuống, chỉ trong một tuần đã cấp 851 bằng B Anh văn cho cán bộ, thanh niên, sinh viên... Những tấm bằng này hoàn toàn thật, do Bộ GĐ-ĐT phát ra, chỉ có việc học là giả (VNN tháng 6-7). Báo Tuổi trẻ Cuối tuần 23-7-2006 cho biết việc độc quyền in sách giáo khoa của nhà xuất bản Giáo dục đã làm cho học sinh cả Nước mỗi năm thiệt hại khoảng 170 tỉ đồng (do bán giá quá cao!). Cuối cùng, tân Bộ trưởng giáo dục, theo báo chí, là người chưa biết nghề giáo dục, cũng chưa từng quan tâm phát biểu một ý kiến gì về cải cách giáo dục... Đó là điểm sơ qua những "thành tích" mới nhất của nền giáo dục XHCN "ưu việt" tại Việt Nam. Từ lâu, biết bao người đã ta thán về sự bế tắc, tụt hậu, đầy tệ trạng của nền giáo dục nước nhà. Nhiều ý kiến đã đề nghị tăng ngân sách giáo dục, đào tạo kỹ lưỡng giáo viên, trang bị tốt cho các trường học, trả lương cho thầy cô đủ sống, soạn sách giáo khoa thật đàng hoàng, chấm dứt nạn học thêm dạy thêm, kiểm soát chặt chẽ việc thi cử và cấp văn bằng, trao quyền tự trị nhiều hơn cho các đại học, mời gọi quốc tế vào VN mở trường và học hỏi kinh nghiệm của các Nước có nền giáo dục hiệu quả... Nhà cầm quyền CSVN trong những năm qua cũng có thực hiện chút ít những điều này. Nhưng rồi vẫn cứ xảy ra nạn tham nhũng, bệnh thành tích, thói gian dối, kết quả tồi tệ về mặt đức dục lẫn trí dục trong nền giáo dục, kéo theo sự đồng loạt đi xuống triền miên của mọi lãnh vực khác. Đâu là nguyên nhân chủ yếu? Hiển nhiên, nguyên nhân chủ yếu không thể chối cãi là Việt Nam – dưới chế độ cộng sản - thiếu một triết lý giáo dục chân chính, hay nói cách khác, thiếu một mục tiêu giáo dục đúng đắn, nhân bản. Đang khi mọi nền giáo dục đích thực của nhân loại xưa nay đều nhắm đào tạo ra những con người trước hết biết sống có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (nói theo kiểu đông phương), rồi biết dùng cái sở học của mình (nhiều ít tùy thời) để phục vụ nhân quần xã hội (trung quân chỉ là thứ yếu : "dân vi quý, quân vi khinh"), thì nền giáo dục cộng sản lại hoàn toàn khác. Luật giáo dục năm 2005 của CSVN còn khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người VN… trung thành với lý tưởng chủ nghĩa xã hội” (điều 2); “Nền giáo dục VN là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa… lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” (điều 3.1). Điều đó có nghĩa CS không nhắm tạo nên những Công dân rồi đây sẽ biết đứng một mình, biết suy nghĩ độc lập, dám đưa ra ý kiến riêng, sẽ thực thi sứ mệnh riêng của mình, đạt tới cùng đích riêng của mình, nhưng là nặn ra những thần dân cho đảng, có sứ mệnh tối thượng là làm theo những gì đảng nói dù sai trái, hay không nói về những gì sai trái đảng làm, và mục đích tối hậu là giúp đảng muôn năm trường trị! Người ta còn nhớ nhà sinh vật học Demissovitch Lyssenko (1898-1976) từng được gọi là "chúa tể tuyệt đối của ngành di truyền học Liên Xô" vì ông đã khiến các nhà bác học Liên Xô đương thời ngoan ngoãn chấp nhận lý thuyết sai lầm của mình mà phế bỏ lý thuyết của Gregor Mendel (khiến Liên Xô thụt lùi 30 năm so với thế giới trong lãnh vực này), với lý do lý thuyết của ông được bộ chính trị chính thức chấp nhận (cho đến năm 1955). Do đó mà đảng CS độc quyền giáo dục, độc quyền sách giáo khoa. Chút ân huệ “giữ trẻ” thí cho các Tôn giáo, dù có thâm ý không thì cũng tạo nên hiệu quả chính trị nham hiểm: các nữ tu, ni cô càng tốt lành, đạo đức, khả ái bao nhiêu thì càng ghi sâu vào lòng trẻ nhỏ niềm "kính yêu bác Hồ" - tên đại gian ác siêu cao thủ - bấy nhiêu!!!. Do đó mà phải “hồng hơn chuyên”, hiểu biết và khả năng chuyên môn không quan trọng bằng kiến thức và lập trường chính trị. Trong 4 năm đại học thì đã có 2 năm học đại cương vô bổ với những môn liên quan đến triết học, kinh tế, chính trị Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội, lịch sử đảng… tất cả đến 300 tiết, hai năm còn lại học chuyên ngành rất sơ sài. Nói cách khác, tại VN, trước khi xây dựng nền giáo dục, đảng cầm quyền đã có sẵn ý thức hệ Mác-Lênin (nay thêm sản phẩm bịa "tư tưởng Hồ Chí Minh !). Thành thử đảng đã đề ra đường lối giáo dục theo ý thức hệ ấy. Đường lối giáo dục do đó nặng về chính trị, nhẹ về nhân sinh nhân bản. Đảng ấn định tiêu chuẩn chính trị trong việc chọn thày giáo và mục tiêu chính trị trong việc dạy học trò. Thày giáo là cán bộ, phải làm theo chỉ thị, được đánh giá theo lòng trung thành với đảng chứ không theo tài năng. Hiện nay mọi hiệu trưởng các cấp đều phải là đảng viên, để bảo đảm an ninh chính trị và tư tưởng. Đội thiếu nhi tiền phong, đoàn thanh niên cộng sản là những đoàn thể chính thức và duy nhất trong học đường. Mọi học sinh lớp 12 nay muốn thi lên đại học phải vào đoàn đã. Thành thử tuyển sinh theo lý lịch, theo giai cấp. Chương trình giáo dục và sách giáo khoa đồng nhất trên cả nước, không tư nhân nào được biên soạn. Đảng kiểm soát kỹ càng mọi sinh hoạt giáo dục qua trường sư phạm (của NN), qua trường đào tạo cán bộ giáo dục, qua bí thư đoàn, bí thư đảng vốn nắm “quyền sinh sát” trên sinh mệnh chính trị của giáo viên lẫn học sinh, qua hệ thống phòng giáo dục mà thậm chí tới tận huyện (Thời VNCH, mỗi tỉnh chỉ cần một ty tiểu học và mỗi miền chỉ cần một nha trung học, còn giáo khoa thì tự do biên soạn theo chương trình của bộ GD. Thế mà nền giáo dục vẫn tốt đẹp). Lối chính trị hóa đường hướng giáo dục và cộng sản hóa mục tiêu giáo dục như thế đã dẫn đến những hậu quả rất tai hại, đặc biệt ở bậc đại học : 1- Người tài năng bị loại bỏ, người ít tài được trọng dụng. 2- Người ít tài có mặc cảm trước người nhiều tài nên dèm pha, chụp mũ; mặt khác tuyệt đối trung thành làm theo chính sách, đường lối, không sáng kiến, tạo ra phe phái, bè đảng. 3- Loại bỏ sinh viên tài năng, kỳ thị trong tuyển sinh, tạo ra bất công mà cố tình không sửa, làm thui chột tinh hoa của xã hội mà chẳng hối tiếc. 4- Trình độ toàn Dân đồng loạt giảm sút. 5- Chụp mũ chính trị oan cho bất kỳ sáng kiến, đề nghị nào có khả năng phá khuôn sáo bảo thủ. 6- Chương trình mẫu xơ cứng; thầy không sáng kiến, lại sợ làm sai nên buộc học trò cũng làm y theo; trò học vẹt, học theo ý của thầy, không được có ý kiến; tất cả đều theo bài mẫu, văn mẫu. 7- Mắc chứng tự hào không nền tảng vì chỉ biết có cái nhìn của mình, trở thành cực đoan trong suy nghĩ vì không biết cái nhìn của người khác. 8- Khó lòng cải tiến cách thi cử; việc này ảnh hưởng đến cách dạy và cách học. Sử gia Gérard Tongas, người đã chọn ở lại miền Bắc sau 1954 để hợp tác với CS (7 năm), sau đó chán ngán bỏ về Pháp, đã khẳng định điều đó lâu rồi trong cuốn “North Viet Nam Today”: “Đối với Việt cộng, những danh từ văn hóa, giáo dục và dạy học chỉ có một nghĩa là nhồi sọ. Tại Bắc Việt, một người có văn hóa tương đối, hay có giáo dục, có chút học vấn là người đã bị liên tục nhồi nhét ý thức hệ Mác-Lênin, là kẻ không còn suy nghĩ cho riêng mình mà chỉ biết chấp nhận toàn bộ như sách thánh những khái niệm được nhồi nhét vào đầu một cách có hệ thống bằng một thứ tuyên truyền cẩn thận, khéo léo dần dần”. Do đó trong các lãnh vực khác của xã hội, như hành chánh, tòa án, y tế, quân sự, ngoại giao… tiêu chí quan trọng để được đề bạt vào các chức vụ không phải là tài năng, đạo đức, nhưng là trung thành với đảng, hay đúng hơn là trung thành với lãnh tụ đang có quyền lực nhất trong đảng. Việc bổ nhiệm nhân sự trong đại hội X vừa qua và trong tân nội các mới đây đã chứng tỏ điều đó. Y như S. Stasevski, đảng CS Ba Lan một thời, từng phát biểu: "Chính sách nhân sự của đảng là không một ai cần phải có khả năng cho bất cứ vị trí nào, chỉ cần phải trung thành" (K. Janos, Hệ thống XHCN, tr. 55). Và như thế chẳng lạ gì Đất nước mãi bế tắc, tụt hậu ! Muốn giải bài toán giáo dục (để rồi giải mọi bài toán khác của Đất nước), vấn đề cơ bản là phải giải thể chế độ cộng sản độc tài toàn trị đã! BAN BIÊN TẬP
Hí họa của Babui, source: danchimviet.com